So sánh sản phẩm

4 cách nghĩ giúp chúng ta ngừng làm tổn thương tâm hồn Designer

4 cách nghĩ giúp chúng ta ngừng làm tổn thương tâm hồn Designer


 
Không phải lúc nào designer cũng hứng khởi kể về công việc của họ (hoặc không phải dự án nào cũng được tự hào công khai). Đa phần họ luôn phải đối mặt với những yêu cầu cao nhưng lại nhận những brief tồi. Trớ trêu thay, sự “giúp đỡ” của đối tác đôi khi lại là yếu tố ngăn cản designer làm điều tốt nhất họ có thể cho dự án.

Chung cảnh ngộ với dân ăn brief ngủ ngồi, 86% người làm việc cho rằng thất bại trong những dự án nằm ở vấn đề giao tiếp và phối hợp.

Và sau đây là vài bí quyết để ngừng tổn thương nhau mà tác giả đã tổng hợp từ những đồng nghiệp designer.

Nguyên tắc Đầu tiên: “Tin tôi đi, tôi là Designer, không phải Bạn”.

Có lời nguyền rằng bạn càng giỏi thì họ càng tin việc bạn làm là ma thuật.

Có gì bất ổn khi bạn xem Michael Jordan ném bóng vào rổ và hét lên “Anh ấy đúng là một vận động viên bẩm sinh!” không? Hơi gay gắt, nhưng lời khen này xúc phạm công sức luyện tập mà một người vận động viên bỏ ra bằng cách cách gọi anh ta là thiên tài. Năng khiếu không làm nên chuyện khi họ không khổ luyện.

Đừng để ai quên mất rằng thiết kế không phải nghệ thuật nhiệm màu, hô là biến. Nó là kết quả của những nguyên tắc, sự thuần thục và công sức mà một designer đánh đổi thời gian để có được.
 

 
Không ai mang mớ thông tin nghiên cứu kĩ trên mạng đến gặp bác sĩ, kết luận bệnh của mình và hướng dẫn bác sĩ chữa ra sao. Việc nên làm của một bệnh nhân là kể ra triệu chứng và để bác sĩ điều trị. Làm ngược lại thì không ai vui, đau nhất dĩ nhiên rồi sẽ là người bệnh.

Tin họ đi, họ là nhà thiết kế, đừng nghĩ mình hiểu rõ thiết kế hơn họ.

Nguyên tắc thứ Hai: “Tin tôi đi, tôi là Designer, không phải Bụt”.

Phớt lờ quy trình thiết kế gây ra chứng đau tim kế tiếp: Kì vọng vô lý.

Không lạ cảnh designer nhận được những thay đổi phút 89 và chờ bản chốt trong tích tắc.

Cách làm này đến từ sự vô tâm với quy trình thiết kế. Thay đổi một yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến hầu hết các yếu tố khác, kéo theo nhiều điều chỉnh. Ví dụ như thay đổi kích thước một đối tượng sẽ làm mất cân đối của tất cả các đối tượng khác.

Hmm, anh biết hay giả vờ không biết?

Điều buồn nhất là sửa copy.

Lịch sử từng ghi nhận có brief thiết kế như sau: “Thiết kế đi, nội dung tớ bổ sung sau”. Nội dung là Thiết kế. Tất cả những typography, minh họa, bố cục,… đều chỉ có mục đích duy nhất là truyền thông điệp. Điều gì sẽ xảy ra khi không có thông điệp để truyền? Nếu như thiết kế tồn tại độc lập với nội dung, thì bạn đang dùng nguồn lực thiết kế rất phí phạm. Thiết kế phải đồng điệu với thông điệp, chứ không phải thứ để làm headline trông xinh hơn.
Tags:,