So sánh sản phẩm

Quy trình làm UX và sự quan trọng của nó

Quy trình làm UX và sự quan trọng của nó

Quy trình UX trông như thế nào?

Câu trả lời cho câu hỏi này là: Còn tùy. Một quy trình UX design không những là cái gì đó mà mọi người có trong ngành công nghiệp UX, mà còn là điều mà mọi người làm 1 cách khác biệt. Điều này xảy ra là vì quy trình UX phụ thuộc vào độ nặng của mỗi dự án. Những dự án khác nhau đòi hỏi những cách tiếp cận khác nhau: cách tiếp cận với website doanh nghiệp sẽ khác với cách mà chúng ta thiết kế 1 ứng dụng dành cho việc hẹn hò. Và trong khi đó có 1 vài UX designers thực tập phải bám theo mỗi dự án (như là việc thực thi nghiên cứu sản phẩm trước khi chuyển cho bên tạo mẫu), có những nguyên lý trong mỗi phần của quy trình mà đã thành quy ước khi thiết kế cho những dự án cụ thể.

Tổng quan quy trình UX

Mỗi quy trình UX phải gồm 5 giai đoạn chính sau:

1. Xác định sản phẩm

Một trong những giai đoạn quan trọng nhất trong UX design là phải thật sự thống nhất về sản phẩm, thậm chí phải xong trước khi quy trình UX design bắt đầu. Trước khi bạn có thể xây dựng 1 sản phẩm, bạn cần hiểu ngữ cảnh cho sự tồn tại của sản phẩm đó. Giai đoạn xác định sản phẩm sẽ thiết lập bước đệm cho sự thành công của sản phẩm. Trong suốt giai đoạn này, UX designers động não về sản phẩm ở mức độ cao nhất (cơ bản vẫn dựa trên ý tưởng ban đầu của sản phẩm) với các bên có liên quan.

Giai đoạn này thường bao gồm:

Những cuộc phỏng vấn với các bên liên quan: việc làm này là để kết nối các hiểu biết có được lại, phục vụ cho những mục tiêu của họ. Việc xác định mục tiêu và giá trị của sản phẩm mà bạn sẽ xây dựng như là chìa khóa quan trọng để dẫn đến quy trình đạt hiệu quả cao.

2. Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm

Khi ý tưởng về sản phẩm được xác định, thì việc nghiên cứu sản phẩm (bao gồm nghiên cứu người dùng và thị trường) sẽ cung cấp một nửa cơ bản phần còn lại cho 1 thiết kế đẹp. Những bài nghiên cứu tốt sẽ giúp sản phẩm của bạn truyền tải thông điệp đến đúng đối tượng cũng như giúp quá trình thiết kế tiết kiệm được thời gian và tiền bạc (mặc dù cũng sẽ có 1 vài điều chỉnh nhỏ trong suốt quá trình thiết kế).

Giai đoạn nghiên cứu sản phẩm có lẽ là đa dạng nhất giữa những dự án - sự khác biệt của giai đoạn dựa trên độ phức tạp của sản phẩm, thời gian, những nguồn lực sẵn có và nhiều nhân tố khác. Giai đoạn này có thể bao gồm:

Những cuộc phỏng vấn kỹ từng cá nhân (hay IDI): Một trải nghiệm sản phẩm tuyệt bắt đầu với việc hiểu đúng đối tượng người dùng. UX designers không những muốn biết người dùng của họ là ai, mà còn muốn hiểu sâu, hiểu kỹ những nhu cầu, những nỗi sợ, những động lực, và hành vi của họ.

3. Giai đoạn phân tích sản phẩm

Mục đích của giai đoạn phân tích sản phẩm là vẽ ra được mong muốn của đối tượng từ dữ liệu thu thập được trong suốt quy trình nghiên cứu sản phẩm. Việc nắm bắt, tổ chức và suy luận từ việc người dùng muốn/nghĩ/cần “gì” có thể giúp cho UX designers bắt đầu hiểu là “tại sao” họ lại muốn/nghĩ/cần những thứ đó. Trong suốt giai đoạn này, người thiết kế xác nhận rằng những giả thuyết quan trọng nhất là trở nên có giá trị.

Giai đoạn này thường gồm:

Tạo ra hồ sơ người dùng ảo: Người dùng có những tính cách giả được tạo ra để đại diện những kiểu người dùng khác nhau, những người mà sử dụng sản phẩm theo cách giống nhau. Mục đích của việc tạo hồ sơ ảo này là để tạo dữ liệu đại diện cho nhóm khách hàng tiềm năng có thật và đáng tin cậy.

4. Giai đoạn thiết kế

Khi những mong đợi của người dùng từ sản phẩm được thiết lập (như là mục tiêu của họ là gì và họ thích vận hành sản phẩm như thế nào), thì UX designers sẽ chuyển qua giai đoạn thiết kế. Một giai đoạn thiết kế hiệu quả là cần cả sự cộng tác cao (đòi hỏi sự tham gia từ toàn thể team vào việc phát triển sản phẩm) và tính lặp lại (nghĩa là chu kỳ lặp lại này để đánh giá lại ý kiến và các giả thuyết ban đầu).

Giai đoạn thiết kế thường gồm:

Phác thảo: Phác thảo là cách dễ nhất để hình dung hóa ý tưởng của chúng ta. Việc vẽ bằng tay cũng là cách nhanh nhất để hình dung hóa ý tưởng - nó cho phép người thiết kế mường tượng ra được những giải pháp thiết kế trên diện rộng trước khi quyết định chọn giải pháp nào.

5. Giai đoạn đánh giá

- Sản phẩm được đánh giá bởi các bên có liên quan và người dùng cuối qua hàng loạt những buổi đánh giá từ người dùng.

- Giống với giai đoạn nghiên cứu sản phẩm, giai đoạn này cũng khác nhau giữa các dự án. Giai đoạn đánh giá có thể gồm:

 
Tags:,